banner_2__resize
Giỏ hàng

Điện thoại cố định028.6264.1482
Bán hàng
: 0965.605.840 - 0868.532.813

Địa chỉ: 565/19 Bình Thới, P.10, Q.11, TP.HCM

+ Bán hàng trực tiếp: Từ Thứ 2 - Thứ 7: 8h00' sáng - 6h00' tối
                                    Riêng Chủ nhật: 8h00' sáng - 2h00' chiều
+ Bán hàng online: từ Thứ 2 - Thứ 7: 8h00' sáng - 5h00' chiều
+ Hỗ trợ kỹ thuật: từ Thứ 2 - Thứ 7: 8h00' sáng - 5h00' chiều

DANH MỤC SẢN PHẨM
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 45
Trong ngày: 715
Trong tuần: 3350
Lượt truy cập: 334490

Mạch khuếch đại âm thanh đơn giản với IC KA2209 hoặc D2822

Sử dụng IC KA2209 hoặc D2822 hoặc TDA2822, các IC này có sơ đồ chân tương đương nhau và có thể thay thế cho nhau.

Đây là mạch khuếch đại âm thanh cực kỳ đơn giản dễ lắp ráp với nguồn nuôi linh hoạt từ 3V – 12V để cho các bạn thực hành ráp mạch. Bạn có thể cắm linh kiện lên test board để thử mạch trước khi làm mạch in. Mạch này thường hay được dùng trong các máy Radio – Cassette mini của TQ, chi phí để thực hiện mạch này rất rẻ, chỉ trên dưới 10K VND mà thôi (chưa tính tiền mua loa), về phần loa thì các bạn mua loa 8 Ohm hoặc 4 Ohm loại nhỏ có đường kính khoảng 10 cm.

Đây là sơ đồ mạch điện:

KD%2520audio%2520D2822 Mạch ứng dụng: Mạch khuếch đại âm thanh đơn giản với IC KA2209 hoặc D2822

 

 

Mạch ráp với một ic tăng âm nhỏ, có kích cở như ic 555, nhưng trong ic có 2 mạch tăng âm đọc lập có thể ráp dạng mạch tăng âm stereo hay ráp theo kiểu mạch mono BTL. Khi ráp một ic tăng âm, Bạn có thể làm theo 3 bước:

Bước 1: Tìm chân cấp nguồn. Thường có một chân nối masse, một chân nối với nguồn dương và thường khi còn có một chân dùng để mắc tụ lọc cho tầng nguồn tiền khuếch đai.

Bước 2: Tìm chân ngả vào và ngả ra. Trên chân ngả vào Bạn dùng chiết áp để điều chỉnh mức tín hiệu. Có nhiều IC ở ngả vào phải dùng tụ liên lạc để bảo toàn mức volt phân cực DC, có IC cho nối thẳng, vì mức áp phân cực ngả đã cho ở mức 0V. Tìm chân ngả ra, ngả ra thường có mức áp phân cực cho bằng nửa mức áp nguồn nuôi. Tín hiệu cấp cho Loa thường qua một tụ điện hóa học lớn.

Bước 3: Chú ý đến các mạch hồi tiếp, các mạch điện phụ khác, thường có các mạch sau:

* Mạch hồi tiếp nghịch, tín hiệu ngả ra trả trở lại ngả vào đảo. Trị điện trở lấy tín hiệu hồi tiếp nghịch cũng dùng định độ lợi cho toàn mạch.

* Mạch hồi tiếp tự cử. Dùng tụ hồi tiếp tự cử lấy tín hiệu ngả ra trả về tầng thúc để có thể làm cân bằng biên độ tín hiệu lên xuống ở ngả ra.

* Dùng tụ trị nhỏ hồi tiếp bù pha hay hồi tiếp nghịch giữ cho mạch không tự phát sinh dao động tự kích.

* Dùng mạch lọc zobel để ổn định trở kháng của loa tránh hiện tượng méo công suất do trở kháng của loa thay đổi theo tần số.

Trong mạch:

* C1 là tụ liên lạc ở ngả vào, RV1 là chiết áp dùng làm nút chỉnh mức âm lượng, tín hiệu đưa vào chân 4 cho kênh 1 và chân 6 cho kênh 2.

* Tín hiệu ra trên chân 1 cho kênh 1 và chân 3 cho kênh 2, tại đây tín hiệu cho qua tụ ra loa C4 cấp dòng điện kéo đẩy làm rung màn loa. Tụ C5 và điện trở R3 dùng làm mạch lọc zobel để ổn định trở kháng của loa nhằm tránh hiện tượng sai công suất. Mức áp phân cực trên các chân ngả ra phải bằng 1/2 mức áp nguồn nuôi Vcc.

* Người ta dùng cầu chia volt với điện trở R2 và R3 để lấy một phần tín hiệu ngả ra qua tụ liên lạc C2 cho hồi tiếp nghịch về chân số 8 cho kênh 1 và chân số 5 cho kênh 2. Đường hồi tiếp nghịch có tác dụng cải thiện chất lượng của tín hiệu âm thanh.

* IC làm việc với chân số 4 nối masse và chân số 8 noối vào nguồn nuôi Vcc. IC có thể làm việc với mức nguồn nuôi từ 3V đến 12V.

Nguồn: Vương Khánh Hưng.

LIÊN HỆ

Địa chỉ: 565/19 Bình Thới, P.10, Q.11, TP.HCM

Giờ làm việc:
+ Bán hàng trực tiếp: Từ Thứ 2 - Thứ 7 (8h00' sáng - 6h00' tối) - Chủ nhật (8h00' sáng - 2h00' chiều)
+ Bán hàng online: từ Thứ 2 - Thứ 7 (8h00' sáng - 5h00' chiều)

☎ Điện thoại cố định: 028.6264.1482
☎ 
Bán hàng:
0965.605.840 (Zalo) - 0868.532.813 (Zalo)

✉ Email: sale@chipn24.com

Design by Thiết kế WEB