banner_2__resize
Giỏ hàng

Điện thoại cố định028.6264.1482
Bán hàng
: 0965.605.840 - 0868.532.813

Địa chỉ: 565/19 Bình Thới, P.10, Q.11, TP.HCM

+ Bán hàng trực tiếp: Từ Thứ 2 - Thứ 7: 8h00' sáng - 6h00' tối
                                    Riêng Chủ nhật: 8h00' sáng - 2h00' chiều
+ Bán hàng online: từ Thứ 2 - Thứ 7: 8h00' sáng - 5h00' chiều
+ Hỗ trợ kỹ thuật: từ Thứ 2 - Thứ 7: 8h00' sáng - 5h00' chiều

DANH MỤC SẢN PHẨM
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 190
Trong ngày: 1389
Trong tuần: 3832
Lượt truy cập: 2548314

Bài 3: Một số định luật cơ bản

1. Định luật ôm
Định luật ôm là định luật quan trọng mà ta cần phải nghi nhớ

Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó .

Công thức :     I = U / R

trong đó       I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A)
U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V)
R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm

2. Định luật ôm cho đoạn mạch 
Đoạn mạch mắc nối tiếp: 
Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp trên các điện trở .

Macnoitiep Bài 3: Một số định luật cơ bản
Như sơ đồ trên thì  U = U1 + U2 + U3

Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2,
U3 = I3 x R3  nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì  I1 = I2 = I3

Sụt áp trên các điện trở =>  tỷ lệ thuận với các điện trở .
Đoạn mạch mắc song song:
Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chính bằng tổng các dòng điện đi qua các điện trở và sụt áp trên các điện trở là như nhau:

Macsongsong Bài 3: Một số định luật cơ bản

Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E

I = I1 + I2 + I3 và U1 = I1 x R1  = I2 x R2 = I3 x R3

Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở .

3. Điện năng và công suất :
* Điện năng.
Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn sáng, chạy qua động cơ => làm động cơ quay như vậy dòng điện đã sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký hiệu là W, trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ)

Công thức tính điện năng là :

W = U x I x t
Trong đó W là điện năng tính bằng  June (J)

U là điện áp tính bằng Vol (V)

I là dòng điện tính bằng Ampe (A)

t là thời gian tính bằng giây (s)

* Công suất:
Công xuất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công xuất được tính bởi công thức

P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I

Theo định luật ôm ta có   P = U.I =  U2 / R  = R.I2

(Nguồn: sưu tầm)
In bài viết
LIÊN HỆ

Địa chỉ: 565/19 Bình Thới, P.10, Q.11, TP.HCM

Giờ làm việc:
+ Bán hàng trực tiếp: Từ Thứ 2 - Thứ 7 (8h00' sáng - 6h00' tối) - Chủ nhật (8h00' sáng - 2h00' chiều)
+ Bán hàng online: từ Thứ 2 - Thứ 7 (8h00' sáng - 5h00' chiều)

☎ Điện thoại cố định: 028.6264.1482
☎ 
Bán hàng:
0965.605.840 (Zalo) - 0868.532.813 (Zalo)

✉ Email: sale@chipn24.com

Design by Thiết kế WEB